Commedia dell'arte
Commedia dell'arte

Commedia dell'arte

Commedia dell'arte (UK: /kɒˈmeɪdiə dɛlˈɑːteɪ/, US: /kəˈmeɪdiə dɛlˈɑːrti, -ˈmɛdiə/;[1][2] tiếng Ý: [komˈmɛːdja delˈlarte]; n.đ hài kịch của nghề)[3] là một hình thức sân khấu chuyên nghiệp ban đầu, có nguồn gốc từ Ý, phổ biến ở châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.[4][5] Commedia dell'arte còn được gọi là hài Ý hay hề Ý và nó còn được biết tới với tên commedia alla maschera, commedia improvviso, và commedia dell'arte all'improvviso.[6] là một hình thức sân khấu được đặc trưng bởi các "kiểu" đeo mặt nạ bắt đầu ở Ý vào thế kỷ 16 và nơi khởi đầu nghề nữ diễn viên (ví dụ như Isabella Andreini)[7] và biểu diễn ngẫu hứng dựa trên bản phác thảo hoặc kịch bản.[8][9] Một vở commedia, chẳng hạn như The Tooth Puller, được viết kịch bản và ứng biến.[8][10] Thời điểm các nhân vật bước vào hay rời khỏi sân khấu đều được viết theo kịch bản. Điểm đặc biệt của commedia dell'arte là sự bông đùa (lizzi). Lazzo là một trò đùa hoặc "điều gì đó ngu ngốc hoặc hóm hỉnh", thường được những người biểu diễn biết đến và trở thành một thói quen theo kịch bản ở một mức độ nào đó.[10][11] Một đặc điểm khác của commedia dell'arte là kịch câm, chủ yếu được nhân vật Arlecchino (Harlequin) thực hiện.[12]Các nhân vật trong commedia thường đại diện cho các kiểu xã hội nhất định và các nhân vật cổ điển, chẳng hạn như những ông già khờ khạo, những người hầu gian xảo, hoặc những sĩ quan quân đội đầy dũng cảm giả dối. Các nhân vật được phóng đại theo "nhân vật thực", chẳng hạn như một bác sĩ biết tất cả mọi thứ gọi là Il Dottore, một ông già tham lam được gọi là Pantalone, hoặc một mối quan hệ hoàn hảo như Innamorati.[7]Nhiều đoàn được thành lập để biểu diễn commedia dell'arte, bao gồm I Gelosi (có các diễn viên như Isabella Andreini, và chồng cô Francesco Andreini[13]), Đoàn Confidenti, đoàn Desioi và đoàn Fedeli.[7][8] Commedia dell'arte thường được biểu diễn bên ngoài trên các phong nền hoặc trong các khu vực phổ biến như quảng trường[6][8] Hình thức nhà hát bắt nguồn từ Ý, nhưng đã đi khắp châu Âu và thậm chí đến cả Matxcova.[14]Đến thế kỷ XIX, commedia dell'arte bị lỗi thời, nhưng vẫn còn trong các vở kịch câm và kịch. Trong thế kỷ XX, hài kịch đóng vai trò là hình mẫu cho nhà hát của Meyerhold và Vakhtangov, cũng như những người Pháp Jacques Copo và Jean-Louis Barrault, những người đã làm sống lại phong cách diễn theo ngôn ngữ cơ thể và ứng tác trên sân khấu, đồng thời rất coi trọng lối diễn hòa hợp.